Nữ sinh 'gây sốt' mạng xã hội với điệu nhảy voọc chà vá
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Cậu bé thích đọc thơ đã biết thương mẹ
Trong báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về thị trường thịt thế giới, sản lượng thịt heo thế giới năm 2024 dự kiến đạt 115,6 triệu tấn, giảm 0,6% so với năm 2023. Xuất khẩu toàn cầu năm 2024 được dự báo sẽ tăng 4,4%, từ mức 10,1 triệu tấn lên 10,5 triệu tấn. Nhập khẩu đạt 9,4 triệu tấn, tăng 2,6%. Mức tiêu thụ giảm 0,8%, từ mức 115,4 triệu tấn xuống 114,5 triệu tấn. Lượng giảm này chủ yếu từ thị trường Trung Quốc. Hiện Trung Quốc chiếm 48,4% sản lượng thịt heo thế giới, dự kiến năm 2024 sẽ sản xuất 56 triệu tấn thịt heo, giảm 3,4% so với năm 2023. Khối lượng nhập khẩu thịt heo sẽ giảm 1,2% xuống 1,9 triệu tấn.
Ra mắt các tác phẩm đặc sắc của nhà văn đoạt giải Nobel
Sau thành công của mùa 1, Chị đẹp đạp gió trở lại quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng… Trải qua 10 tập phát sóng, dù vướng phải những tranh luận về âm nhạc, kết quả loại trừ… song không thể phủ nhận rằng show thực tế này cũng có những "điểm sáng" khi mang đến những màn trình diễn được đầu tư, tạo cơ hội để các nghệ sĩ vượt qua giới hạn bản thân, làm những điều mới mẻ cho sự nghiệp.Trong khi đó, nhà sản xuất Chị đẹp đạp gió cũng từng chia sẻ rằng: "Người ta chỉ dùng đến drama khi không có gì trong tay cả. Với những gì chúng tôi đang làm, với những nghệ sĩ đang tham gia, chúng tôi có nhiều điều tốt đẹp, nhiều điều hay để gửi đến khán giả chứ không cần đến drama". Từ thời điểm Chị đẹp đạp gió 2024 chuẩn bị lên sóng, đã có không ít đồn đoán về sự gắn kết giữa các nghệ sĩ tham gia chương trình. Trong đó, mối quan hệ giữa Minh Hằng và Tóc Tiên được quan tâm khi cả hai luôn được đặt lên bàn cân so sánh. Song khi chia sẻ với chúng tôi, Tóc Tiên khẳng định "không có sự đấu đá như mọi người kỳ vọng". Giọng ca 8X cho rằng khi làm việc trong tập thể, việc mâu thuẫn là điều không tránh khỏi song "chúng tôi biết nhường nhịn, lắng nghe nhau, cùng nhau tạo ra tiết mục hay gửi tới khán giả". Thực tế cho thấy trong suốt 10 tập phát sóng, dù có không ít tranh cãi về tiết mục, âm nhạc song sự gắn kết giữa các nghệ sĩ là không thể phủ nhận. Nhiều người nói vui Chị đẹp đạp gió như một show "chữa lành" khi hóa giải nhiều hiểu lầm.Trước khi đến với chương trình, mối quan hệ thầy trò giữa Thu Phương - Kiều Anh hay Mỹ Linh - Dương Hoàng Yến có nhiều khúc mắc. Song họ đã chọn chia sẻ, cởi mở với nhau trong show thực tế này và nhờ đó, mọi vấn đề được giải quyết. Chị đẹp đạp gió 2024 mang đến nhiều trải nghiệm hơn khi yêu cầu các nghệ sĩ trong thời gian ngắn phải chinh phục được các thử thách như biểu diễn cùng lưới khổng lồ, vũ đạo cùng giày ballet, xiếc tre kết hợp đu bay trên không, xiếc múa lửa và đu người trên không, bập bênh đu quay… Tất cả những thử thách này tạo cơ hội cho khán giả thấy được sự chịu chơi, bứt phá của các chị đẹp khi quyết định đến với show thực tế này.Nhìn chung, Chị đẹp đạp gió mùa 2 dù còn nhiều hạn chế song không thể phủ nhận sự nỗ lực của các nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo. Nhiều khán giả cho rằng ê kíp sản xuất cần đầu tư hơn vào khâu kịch bản, cho thấy sự đa dạng trong âm nhạc… để chinh phục nhiều đối tượng khán giả hơn.
Xin được nhắc lại quá trình xảy ra sự cố với Xuân Son và những bước giải quyết tiếp theo. Tối 5.1, Xuân Son bị chấn thương trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 tại Thái Lan. Tối 6.1, tức trong vòng chưa đầy 24 giờ kể từ thời điểm chấn thương, Xuân Son đã được phẫu thuật tại Việt Nam. Bác sĩ Trần Trung Dũng trực tiếp chỉ đạo ca mổ, cùng với sự tham gia của bác sĩ Vũ Tú Nam và bác sĩ Hồ Ngọc Minh từ Trung tâm Y học Thể thao Vinmec, đều là những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về y học thể thao và đã điều trị cho nhiều cầu thủ của đội tuyển quốc gia Việt Nam."Chấn thương của Xuân Son khá nặng, gãy hai mảnh rời rất lớn, một mảnh 7cm và một mảnh 3cm. Với mục tiêu phải giúp cầu thủ có thể phục hồi sớm, đặc biệt là ở khả năng liền xương, chúng tôi thực hiện kỹ thuật đóng đinh nội tủy kín để đảm bảo giữ được giải phẫu, không làm xô lệch các mảnh gãy và không phải mở ổ gãy ra. Quá trình mổ được theo dõi kĩ lưỡng bằng máy C-arm (máy chụp X-quang trong mổ) đảm bảo các yêu cầu về mặt giải phẫu, nắn chỉnh, cố định", bác sĩ Trần Trung Dũng cho biết.Trang thông tin của Vinmec cho hay, ngày 10.1, Son tiếp tục chương trình tập luyện chủ động thân trên với thời gian tập và các bài tập được thiết kế tương đương với các bài tại CLB. Trọng lượng tạ sẽ được tăng dần, phù hợp với tiến độ hồi phục, đảm bảo duy trì sức mạnh cơ bắp trong suốt giai đoạn trị liệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự trở lại mạnh mẽ hơn sau chấn thương. Xuân Son đã bước đầu cảm thấy tự tin với những bước đi vững vàng của mình. Mỗi bước tiến không chỉ đánh dấu sự hồi phục về thể chất mà còn thể hiện ý chí kiên cường và khát vọng mãnh liệt trên hành trình trở lại sân cỏ. Tiền đạo số 12 được đội ngũ bác sĩ y học thể thao gồm bác sĩ Vũ Tú Nam và bác sĩ Hồ Ngọc Minh thăm khám và theo dõi sát sao. Các bài tập đặc biệt được thiết kế và giám sát bởi kỹ thuật viên trưởng Nguyễn Quyết Thắng, người luôn đồng hành để đảm bảo quá trình phục hồi đạt hiệu quả tối ưu. Xuân Son chia sẻ: "Tôi muốn nói thật nhiều lời cảm ơn đến tất cả những người đã luôn yêu thương, tin tưởng và ủng hộ tôi trong suốt hành trình này. Tôi sẽ không ngừng cố gắng, sẽ trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết để tiếp tục cống hiến hết mình cho bóng đá Việt Nam và đáp lại niềm tin yêu của mọi người".
'Phạt học sinh lái xe máy thật nặng như phạt nồng độ cồn' mới đỡ!
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.